woldcup888 phân tích: Anh tôi - Giáo sư Dương Nghiệp Chí

 

Cách đây khoảng 3 năm, khi mới về hưu, tôi có đặt bút viết cuốn tự truyện, trong đó có một phần rất nhỏ nói về gia đình. Tôi viết một đoạn dài về người anh cả của tôi, nhưng tôi chưa đưa vào cuốn tự truyện ấy, bởi tôi nghĩ đưa anh mình vào đấy người ta lại có thể nghĩ khác đi. 

Hôm nay, 2 ngày sau khi anh đã về với cõi Tiên, tôi nhớ anh lắm và giờ lại muốn viết về anh. Bố mẹ tôi sinh ra và nuôi được 5 anh chị em tôi khôn lớn. Anh Chí là anh cả, người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong nhà, nhưng anh cũng là người thầy đầu tiên của tôi, giáo dục cho tôi không những về chuyên môn mà còn về cách làm người, anh luôn nhắc nhở tôi rằng: sống ở đời phải nhân hậu, Khôi nhé! 

xem thêm: ty le keo

Bố mẹ tôi đều là người Hà Nội (Vân Đình - Hà Tây trước đây), sau khi tốt nghiệp đại học Đông Dương, bố tôi được phân vào làm việc tại Sài Gòn và anh tôi được sinh ra ở đó. Sau năm 1945, bố tôi theo Cụ Hồ đi kháng chiến trước, mẹ tôi dắt anh Chí và gánh thêm anh Đức đi bộ từ Sài Gòn, ròng rã suốt 6 tháng trời ba mẹ con ra đến Thanh Hóa mới gặp được bố tôi, cả nhà lên chiến khu Việt Bắc (sau này nghe các anh kể lại, tôi thực sự khâm phục mẹ và hai anh). 

Năm 1950, lúc ấy anh Chí mới khoảng 10 tuổi được đi học thiếu sinh quân ở Quế Lâm (Trung Quốc), cho đến năm cấp ba thì anh học tại trường Chu Văn An (Hà Nội). Trong những năm học phổ thông cuối cấp, anh đã tham gia tập luyện trong đội tuyển điền kinh của trường đi thi đấu toàn miền Bắc với bộ môn nhảy xa. Anh Chí không những là học sinh giỏi về văn hóa, thể thao mà còn là chàng trai rất có duyên, có nhiều tài lẻ, đàn hay hát giỏi, nhiều cô gái cùng học phổ thông mê anh lắm. Nhưng anh chỉ ngỏ lời yêu với người bạn gái học cùng lớp: chị Bùi Lý Lệ Lan, tên thường gọi ở nhà là chị Tiến. Yêu nhau gần 10 năm, qua bao nhiêu trắc trở anh chị mới được cưới nhau, lấy nhau được một năm thì chị sinh con trai đầu lòng. Nhưng niềm vui và hạnh phúc đến với anh không được lâu, sau khi sinh chị đã ra đi mãi mãi để lại cho anh đứa con thơ dại mới 9 ngày tuổi. 

Trong cuốn sách “Người ở lại” mà anh đã viết, có đoạn đêm hôm ấy cả nhà đi sơ tán hết, một mình anh đạp xe về nhà ở 19 Thụy Khuê để thay tã cho con, cho con bú bình sữa, lấy gối ôm chặn hai bên cho con, sau đó lại đạp xe vào viện trông người vợ yêu quý đang ngon giấc ngàn thu, cứ như vậy cả đêm thức trắng. Thử hỏi trên thế gian này có người đàn ông nào đau khổ hơn anh tôi cái đêm hôm ấy, tôi đã khóc rất nhiều vì thương anh, khi viết đến đây nước mắt lại rơi. Nhưng anh là người có nghị lực phi thường, vượt qua nỗi đau ấy, gửi lại con thơ cho bố mẹ và người em út chăm nom, anh lên đường đi Nga học nghiên cứu sinh. 

Khi về nước, anh lại trở về giảng đường đại học, nơi có biết bao cán bộ TDTT tương lai đang chờ những người thầy như anh. Kể cũng lạ, 5 anh chị em chúng tôi thì 3 anh chị ở giữa đi bộ đội: Anh Đức thì Tổng cục hậu cần, anh Bình Tổng cục kỹ thuật, Chị Ngọc thì Quân Y, còn lại anh Cả và em Út theo nghiệp Thể thao, có lẽ vì thế mà hai anh em tôi hợp nhau lắm. 

Trong ngành thể thao, anh Chí là người rất chịu học hỏi sâu về khoa học TDTT, anh và bạn bè cùng thế hệ như anh Lê Văn Lẫm, Đoàn Thao, Hoàng Vĩnh Giang, Mai Văn Muôn, Lê Bửu… Đã có lần anh em tôi tâm sự với nhau khi tôi đã ra làm ở Liên đoàn bóng đá Việt Nam, anh nói: “Khôi này, về khoa học TDTT và khoa học giáo dục, anh chắc chắn hơn chú nhiều, ấy vậy mà đối nhân xử thế trong hoạt động bóng đá Việt Nam, anh thấy chú khá hơn anh đấy”. Tôi nói ngay với anh: “Em được như bây giờ chính là nhờ anh đấy, có điều anh không biết đấy thôi”. 

Trong nghề nghiệp, tôi không núp bóng anh để thăng tiến, nhưng những bước đi đầu tiên của tôi trên con đường sự nghiệp một phần nào có ảnh hưởng từ anh, các anh lãnh đạo địa phương, các đội bóng khi tôi xuống làm việc hoặc liên hệ công tác, họ biết tôi là em của anh Dương Nghiệp Chí là họ giúp đỡ tận tình. Hầu hết những người công tác trong ngành TDTT đều có tình cảm và sự trân trọng với anh, suốt cuộc đời anh cống hiến cho ngành TDTT với nhiều đề tài khoa học, hướng dẫn và giảng dạy cho nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh, còn một đề tài cấp Nhà nước đang dang dở: Phát triển tầm vóc con người Việt Nam. 

Cách đây khoảng một tuần, khi anh mới ở bệnh viện về, tôi đến thăm anh ở căn hộ chung cư Trung Tự, chị Hạnh vợ anh ra đón tôi vào nhà. Anh nằm trên chiếc giường cá nhân nhỏ, xung quanh là âm thanh nhẹ nhàng của những bài hát Nga mà anh ưa thích: Ca chiu sa, cây Thùy Dương, chiều Matxcơva… Anh quay sang nhìn tôi, hai anh em nhìn nhau nước mắt lưng tròng, anh không nói được gì nhiều, tay phải anh vẫn nắm chặt tay người vợ hiền đã chăm sóc anh tận tình suốt thời gian qua. Tôi chỉ biết nói những lời động viên đến anh, mong anh khỏe lại. Nhưng anh cũng biết ngày ra đi của mình sắp đến và anh đã chuẩn bị sẵn mọi việc cho ngày ấy, ánh mắt của anh như nói với tôi rằng: đó là phần cuối của đời thường, hãy vững vàng lên Khôi nhé!

Thích bài viết này
tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến