worldcup888 phân tích: Messi, Che Guevara hay Nhạc Phi của túc cầu đương đại

 

Thứ nhất, Messi không hề ích kỷ và dám hy sinh. 70% lương là tỷ lệ khủng khiếp và với mức lương khủng của La Pulga, số tiền siêu sao người Argentina mất đi thật khủng khiếp. Nhưng, giàu nghèo không còn là vấn đề quan trọng khi cả thế giới lung lay chuyện sống chết. Trong thế kỷ này, nhân loại chưa phải hứng chịu thảm họa nào khủng khiếp như virus corona. Messi hiểu rõ sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này và chấp nhận giảm phần lớn thu nhập. 

Thậm chí, khác với những gì được thêu dệt trên mặt báo, Messi chủ động đề xuất giảm lương trước khi Barca tuyên bố sử dụng biện pháp ERTE, chính Bartomeu, Chủ tịch của đội bóng xứ Catalan đã xác nhận. Không những vậy, Messi còn trích 2% tiền lương để đảm bảo cho các thành viên khác của Barca, những người có thu nhập thấp hơn anh rất nhiều được đảm bảo 100% lương. Nếu nghĩ Messi "diễn", hãy diễn thử như Messi cho mọi người một phen trầm trồ. Xin mời!

xem them: ty le keo
Quan trọng hơn, không chỉ riêng Messi mà toàn bộ đội một Barca chấp thuận giảm 70% lương và trích 2% ủng hộ các đồng sự tại Nou Camp. Thế nên sau khi Messi đăng tải tâm thư trên mạng xã hội, đồng loạt đồng đội của anh tại Barca, từ cựu binh đến tân binh, từ Pique, Busquets đến De Jong, Griezmann, đều chia sẻ bài viết để thể hiện sự đồng lòng. Điều này phản ánh vấn đề thứ hai, Messi thực sự quyền lực trong phòng thay đồ Barca.

Bởi tài năng và cống hiến, La Pulga xứng đáng có được vị thế và tầm ảnh hưởng như vậy. Nếu Messi không có hoặc đánh mất quyền lực mới là chuyện khó hiểu và đáng bàn, như Casillas thời bị Mourinho trù dập. Tuy nhiên, dù quyền lực tới đâu, Messi chỉ nên đại diện cho Barca trên sân cỏ và nói chuyện bằng đôi chân tài hoa thay vì xuất hiện trong những sự kiện mang hơi hướm chính trị như thế này.

Điều đó dẫn đến vấn đề thứ ba: Sự vô năng của BLĐ Barca. Bartomeu và cộng sự một lần nữa để mọi chuyện đi ra ngoài tầm kiểm soát và buộc Messi phải "đăng đàn". Hẳn chưa ai quên vụ La Pulga lên tiếng chỉ trích Eric Abidal, thư ký kỹ thuật của Chủ tịch Barca. Nhiều ý kiến chỉ trích Messi quyền lực khuynh loát Nou Camp mới dám nghênh ngang như vậy, nhưng, sự thực là cực chẳng đã siêu sao người Argentina mới làm như vậy.

Vì tên tuổi và tầm ảnh hưởng quá lớn, luồng suy nghĩ thường trực trong mọi biến cố xảy ra tại Barca là do Messi. Vì Messi yêu người này/ghét người kia cho nên dẫn đến... đã thành câu cửa miệng. Và hãy nhớ, Abidal đã nói gì trước truyền thông. Vị thư ký này công khai chỉ trích một số cầu thủ Barca tỏ ra lười nhác trong giai đoạn cuối triều đại Ernesto Valverde. "Một số cầu thủ" là ai? Có liên quan đến Messi không? Hay Messi đầu trò để lật ghế?

Nhưng câu hỏi như vậy tự nhiên xuất hiện và gây ảnh hưởng đến Messi và toàn đội. Thế nên, đơn giản La Pulga chỉ làm công việc của một thủ lĩnh, là bảo vệ đội của mình. Tương tự là câu chuyện giảm lương. Chẳng những đính chính thông tin, Messi còn chỉ trích: "Thật không thể hiểu nổi có những người của đội bóng này lại muốn đẩy chúng tôi ra giữa sự soi mói và cố tính gây áp lực để chúng tôi làm điều chắc chắn chúng tôi sẽ làm".

Thế nên, thật đắt khi tờ L'Equipe ví von Messi với nhà cách mạng Che Guevara với quyết định giảm lương trong bối cảnh bị dèm pha ở Barca. Như một học giả phương Tây đã viết: "Những kẻ bị đắm chìm trong thế giới hoài nghi yếm thế và sự ích kỷ tư lợi sao hiểu được con đường Che đang đi". Ngoài Che, Nhạc Phi, danh tướng đời Nam Tống bị Tần Cối hãm hại là nhân vật huyền thoại khác cho thấy sự đồng điệu trong câu chuyện của Messi tại Nou Cam hiện tại.

Bởi lẽ, khi BLĐ Barca ngày càng lún vào ham muốn tầm thường thì Messi phải đơn độc vẫy vùng kéo đồng đội vượt qua vũng lầy ấy. Thật bi kịch cho La Pulga.

Thích bài viết này
tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến