Bien chung cua benh tieu duong nguy hiem nhu the nao

Biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Khi chúng ta mắc bệnh tiểu đường, càng lâu dài về sau nếu không có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thường xuyên và tuân thủ theo các yêu cầu của các bác sĩ để có thể kiểm soát tốt hiệu quả của căn bệnh tiểu đường này. Bệnh tiểu đường có thể làm cho cuộc sống của chúng ta kém đi hoặc gây ra những ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như: tim, thận, thần kinh và mắt…

Chúng ta hãy cùng điểm qua một vài biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất để giúp hiểu rõ hơn, biết được cách phòng tránh và chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Xem thêm trang chăm sóc sức khỏe

Biến chứng của bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: mãn tính và cấp tính 1.

I. Biến chứng mãn tính: 

Là những biến chứng được sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó dẫn đến suy giảm các chức năng của của các cơ quan khác trong cơ thể.

1. Biến chứng về mắt

Lượng đường huyết cao sẽ khiến cho hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Từ đó, thị lực của người mắc bệnh tiểu đường bị suy giảm hoặc bị tê hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Bên cạnh đó, các biến chứng về mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể sẽ xảy ra.

Cách phòng tránh: không có cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt lượng đường huyết của chúng ta, cùng với một chế độ sống khỏe và ăn uống khoa học. Song song đó, chúng ta cũng cần có lịch khám mắt định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần. Nếu chúng ta cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đến bác sĩ để kiểm tra nhé.

2. Tim mạch cũng là một biến chứng của bệnh tiểu đường

Các biến chứng về tim mạch như: tăng huyết áp, tăng mỡ máu… là hệ lụy khó tránh khỏi của bệnh tiểu đường, nhưng không phải là không có cách nào để phòng tránh cho các biến chứng này.

Cách phòng tránh: luôn phải kiểm soát tốt các chỉ số trong cơ thể như: lượng đường huyết, huyết áp cao và mỡ trong máu. Kết hợp với một chế độ ăn khoa học cùng các giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mắc bệnh tiểu đường qua các sản phẩm hỗ trợ.

3. Biến chứng về thần kinh:

Đây là một biến chứng xuất hiện sớm nhất và rất thường xuyên của bệnh tiểu đường. Gồm các cảm giác như: đau, tê và nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở không ổn định…

Tìm hiểu về Chuyên trang chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Cách phòng tránh: đảm bảo lượng đường được cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các biến chứng về thần kinh.

4. Biến chứng về thận

Lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó sẽ làm giảm chức năng lọc của thận và có thể là suy thận.

Cách phòng tránh: kiểm soát tốt lượng đường huyết và huyết áp, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Và thường xuyên đi xét nghiệm nước tiểu để theo dõi chức năng của thận.

5. Nhiễm trùng cũng được coi là một biến chứng của bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, từ đó gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

Cách phòng tránh: lượng đường huyết luôn được cân bằng và giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt ở các vùng dễ bị nhiễm khuẩn như: răng, miệng, tiết niệu… 
Nếu gặp phải một số dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt cao, cơ thể có mùi khó chịu, có máu… thì ngay lập tức phải đến gặp bác sĩ.

II. Biến chứng cấp tính

Đây là những biến chứng có thể xảy ra đột ngột và gây nên hiệu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.

1. Hạ đường huyết

Chúng ta bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới 3.6mmol/l. nguyên nhân là do:

- Chúng ta uống quá nhiều thuốc hạ đường huyết.
- Ăn kiêng quá mức hoặc uống thuốc khi cơ thể chưa ăn gì.
- Tập luyện thể dục quá sức.

Dấu hiệu: đói bụng, cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời, tim đập nhanh…

Cách phòng tránh: khi chúng ta có dấu hiệu hạ đường huyết trung bình hoặc nhẹ thì nên nhanh chóng dùng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mắc bệnh tiểu đường như: ăn kẹo ngọt, uống nước trái cây… Nếu lượng đường huyết bình thường trở lại chúng ta phải tuân thủ theo chế độ ăn dinh dưỡng trước khi cảm thấy đã tỉnh táo hẳn.Trong trường hợp hạ đường huyết nặng, chúng ta hãy đi cấp cứu ngay để có thể xử lý kịp thời.

Tham khảo trang Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng

2. Hôn mê

Lượng đường huyết quá cao cũng có thể dẫn đến hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần được cấp cứu kịp thời.

Cách phòng tránh: kiểm soát tốt lượng đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường bằng thuốc men. Có chế độ ăn uống khoa học dành cho người mắc bệnh, chăm sóc cơ thể thật tốt và phòng tránh bị nhiễm khuẩn, bị chấn thương và stress cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần được chú ý hơn.

Thích bài viết này
tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến