Các đời xe Ford Ranger: lịch sử hình thành, các thế hệ trên thế giới và Việt Nam

Ford Ranger được xem là “vua bán tải” tại Việt Nam với gần 50% thị phần trong phân khúc. Mẫu xe luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng với doanh số đứng đầu.

Sau 21 năm kể từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, mặc dù phải cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ đáng gờm như Mitsubishi TritonToyota Hilux hay Mazda BT-50, Ranger vẫn giành được một chỗ đứng quan trọng trong lòng khách hàng nhờ việc tái định nghĩa phân khúc, đồng thời đưa ra những chuẩn mực mới về thiết kế, hoàn thiện về tiện nghi cho mẫu xe bán tải qua 4 thế hệ.

Xem thêm

 

Đời xe Ford Ranger đầu tiên: 1983 - 1992​Câu chuyện của Ranger bắt đầu từ năm 1983 tại Bắc Mỹ khi Ford cho ra mắt mẫu xe bán tải nhỏ gọn đầu tiên, thay thế Courier được Mazda sản xuất.

Mẫu Ranger đời đầu sử dụng hệ dẫn động cầu sau hoặc 4x4. Xe có 2 tùy chọn về chiều dài trục cơ sở và thùng tải hàng gồm 2.743mm và 1.828mm hoặc 2.895mm và 2.133mm.

Phiên bản dùng hệ dẫn động 4x4 có thể chở tới 725kg và có hệ thống treo trước độc lập.

checkimg('https://files01.danhgiaxe.com/zbUjvw1hPHVaXjz6gW6Nr7mzKoQ=/fit-in/360x0/20220601/ranger-1983-184135.jpg') Mẫu xe Ford Ranger đầu tiên ra mắt năm 1983 với dáng vẻ nhỏ gọn
Về khả năng vận hành, Ford Ranger 1983 cung cấp cho người dùng 3 tùy chọn về động cơ bao gồm:
 

  • Động cơ dung tích 2.0L 4 xi-lanh có thể sản sinh công suất tối đa 73 mã lực.
  • Động cơ dung tích 2.3L 4 xi-lanh cho công suất tối đa 79 mã lực.
  • Động cơ dung tích 2.8L V6 có thể sản sinh công suất tối đa 115 mã lực.

Ngoài ra, Ford Ranger 1983 còn được trang bị một động cơ dầu 2.2L hút khí tự nhiên, có công suất tối đa 59 mã lực do Mazda sản xuất. Đến năm 1985, động cơ này đã được thay thế bằng động cơ dầu tăng áp dung tích 2.3L, có công suất 86 mã lực được hãng Mitsubishi cho mượn, đi kèm với các tùy chọn hộp số sàn 4 hoặc 5 cấp và số tự động 3 cấp.

Năm 1986, Ford bổ sung của động cơ V6 dung tích 2.9L có công suất 140 mã lực, đồng thời bổ sung thêm dáng xe SuperCab với cabin kéo dài và trục cơ sở lên mức 3.175mm. Nhờ những thay đổi này, xe có thêm hàng ghế thứ 2 (tương tự các mẫu xe hiện nay) và tăng sức chứa lên 5 người.

checkimg('https://files01.danhgiaxe.com/JyFsZHVUiUnMafYaApjjKnDxWlI=/fit-in/360x0/20220601/ranger-1986-184232.jpg') Ford Ranger 1986 có một số bổ sung về động cơ và nội thất
Ranger thế hệ thứ nhất khá thành công nên Ford ra mắt thêm phiên bản facelift vào năm 1989. Bản nâng cấp giữa vòng đời này được gia cố khung gầm, điều chỉnh kiểu dáng ngoại thất ở cụm đèn, chắn bùn, lưới tản nhiệt, nội thất có thêm hộp đựng găng và bảng điều khiển. Ngoài ra, hệ thống chống bó cứng phanh trở thành tính năng tiêu chuẩn ở bản nâng cấp này.

Ford Ranger 1989 có thêm tùy chọn động cơ V6 4.0L công suất 160 mã lực trên phiên bản 4x4, đi cùng hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp.

Đến năm 1991, hãng xe Mỹ trình làng một phiên bản thú vị hơn là Ranger Sport với la-zăng bằng nhôm và tùy chọn động cơ dung tích 3.0L V6 cho công suất 140 mã lực.

checkimg('https://files01.danhgiaxe.com/5c6WqZoAqvh_NLFkafb5BzKNb0Q=/fit-in/360x0/20220601/ranger-1991-184338.jpg') Ford Ranger Sport 1991 có la-zăng bằng nhôm


Đời xe Ford Ranger thứ 2: 1993 - 1997​Vào năm 1993, Ford cho ra mắt Ranger thế hệ thứ 2 với đường nét mượt mà và khí động học hơn. Những sự khác biệt đến từ thiết kế lưới tản nhiệt mới, thay đổi cụm đèn trước và hốc bánh xe được thiết kế độc đáo. Về tiện nghi bên trong, Ranger 1993 trang bị ghế và tựa tay mới, hệ thống âm thanh cũng được nâng cấp so với người đàn anh tiền nhiệm.

Hãng xe Mỹ cũng mang đến cho người dùng nhiều tùy chọn động cơ gồm I4 dung tích 2.3L cho công suất 98 mã lực, V6 dung tích 3.0L cho công suất 145 mã lực và V6 dung tích 4.0L công suất 160 mã lực.

checkimg('https://files01.danhgiaxe.com/A1kWZXI6AQVGU5Se2YPdq4NGbcg=/fit-in/360x0/20220601/ranger-1993-184408.jpg') Ford Ranger 1993 có thiết kế bóng bẩy hơn so với thế hệ trước
Năm 1995, Ranger tiếp tục được hãng xe Ford ưu ái khi mang đến một số nâng cấp đáng giá. Động cơ 4 xi-lanh cơ bản đã được nâng công suất từ 98 lên 112 mã lực, hệ thống âm thanh tốt hơn, cùng với đó là một túi khí bên người lái được bổ sung. Đến năm 1996, túi khí bên hành khách đã có thể ngừng kích hoạt để sử dụng ghế trẻ em trong trường hợp cần thiết

Xem thêm tại: https://www.danhgiaxe.com/cac-doi-x...nh-cac-the-he-tren-the-gioi-va-viet-nam-30848

Thích bài viết này
tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến