Những nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

bán tại chichishop
Những nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt ở trẻ em

Giới thiệu về sản phẩm

Những nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt ở trẻ em : Bệnh viêm họng hạt hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao trong số những bệnh lý về đường hô hấp. Bệnh không phân biệt đối tượng hay độ tuổi. Chính vì vậy mà có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải căn bệnh này. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây nên? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề này.

Viêm họng hạt là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn mà vùng họng là nơi chứa rất nhiều lympho bào với nhiệm vụ diệt vi sinh vật. Khi bị viêm trường diễn thì các lympho bào này phải làm việc liên tục trong một thời gian dài và ngày càng to ra, trở thành các hạt . Viêm họng hạt thể hiện ở phía sau thành của họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau.

Các hạt này luôn luôn bị kích thích làm cho người bệnh rất khó chịu như nuốt vướng, đôi lúc có cảm giác như nuốt phải sợi tóc và ngứa họng lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày (trừ khi ngủ).

Những nguyên nhân và triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ em

Do virus: Đây là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ em.
checkimg('https://3.bp.blogspot.com/-CeZGTjpsqsA/V57OLPjCNCI/AAAAAAAABQk/NvUZ1g1KlLMSvbRX8PvFXuftKXd66blKQCLcB/s1600/nguyen-nhan-viem-hong-hat-tre-em.jpg')
Do vi khuẩn: Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bao gồm Hemophilus Influenzae, liên cầu khuẩn Beta nhóm A, phế cầu, etc.

Dị ứng: Một nguyên nhân không thường gặp, chủ yếu ở các trẻ em ở những vùng ô nhiễm, các khu công nghiệp.

Lây nhiễm: Các loại vi khuẩn mạnh có thể sống và ẩn nấp ở trong không khí, cũng như lây nhiễm trong cộng đồng dễ dàng. Nếu bệnh viêm họng hạt mãn tính tấn công cả gia đình, bạn không chỉ cần chữa bệnh mà còn phải vệ sinh nhà cửa, cho không khí lưu thông để tiêu diệt hết các mầm bệnh còn đang lẩn khuất trong nhà. Bệnh diễn biến một thời gian dài (vài tháng, có khi vài năm). Tình trạng ngứa họng ngày càng nặng hơn, việc đằng hắng không còn tác dụng nữa. Bệnh nhân ho khan, thường không có đờm, có lúc phải ho cả tràng, thậm chí ho dây dài không kịp thở.

Cách điều trị viêm họng hạt cho trẻ được an toàn nhất

Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt viêm họng mãn tính là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm quánh dính hoặc trắng nhầy thường xuyên nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, đặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...

Viêm họng hạt được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh dùng nitơ lỏng , khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng viêm họng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ nhất là về mùa lạnh để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp thì kháng sinh sẽ là cần thiết.

Phòng tránh và cách chữa viêm họng hạt có mủ ở trẻ

Để giúp trẻ phòng tránh bệnh viêm họng hạt cho trẻ tốt nhất cần vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, đúng cách, có thể dùng nước muối cho trẻ súc miệng hàng ngày trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy. Vệ sinh nhà cửa, các món đồ chơi, đồ dùng của trẻ để hạn chế nguồn bệnh cũng như cho bé một bầu không khí trong lành. Thường xuyên cho bé ăn uống các loại đồ ăn thức uống giúp trẻ tăng cường sức đề kháng như các món ăn có chứa gà, ăn rau, trái cây có nhiều vitamin C, đồ ăn có chứa kẽm để giúp trẻ khỏe mạnh, hạn chế bệnh.

Tham khảo thêm những cách dân gian chữa viêm họng hạt mãn
 

tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến