Những nỗi đau của người tha hương, chỉ người trong cuộc mới hiểu

bán tại Shop xổ số tử vi
Những nỗi đau của người tha hương, chỉ người trong cuộc mới hiểu

Giới thiệu về sản phẩm

Theo trung tam xuat khau lao dong dai loanNgày càng nhiều người Việt ra nước ngoài làm ăn, đồng ngoại tệ hàng thàng của họ gửi về không chỉ để nuôi sống gia đình, xa hơn, lượng ngoại tệ đó còn góp phần khơi thông và bổ sung cho mạch máu kinh tế quốc gia. Nhưng, đằng sau câu chuyện để những đồng ngoại tệ chảy vào đất Việt là những nhọc nhằn, gian khó…

checkimg('http://congtyxuatkhaulaodongdailoanuytin.com/wp-content/uploads/nho-nha-e1517796007234.jpg')

Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có gần 5 triệu người Việt Nam cư trú tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Người Việt Nam ở nước ngoài là nhân tố tạo nên nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nhờ kiều hối, những vùng quê nghèo ngày càng thay da đổi thịt, bộ mặt nông thôn khởi sắc khi không còn phụ thuộc vào thuần nông.

Về Minh Tân (Phù Cừ, Hưng Yên), xã nông thôn mới với những con đường bê tông rộng dài, phủ hầu hết lối đi ngõ xóm, đi qua những ngôi nhà cao tầng với cổng vào lịch sự, hỏi Phó Chủ tịch xã – anh Hoàng Văn Thành – mới biết, xã được như vậy trước khi xây dựng nông thôn mới cũng nhờ vào vượt qua các dieu kien suat khau lao dong dai loan tới đây làm việc. Hiện tại, toàn xã có 175 người đang ở nước ngoài và năm cao nhất tới hơn 400 người. Thu nhập bình quân đầu người của xã Minh Tân năm 2017 là 50 triệu đồng, thuộc xã có kinh tế khá của huyện, chủ yếu từ nguồn kiều hối.

Thành quả ở xứ người gửi về quê hương hiển hiện ở những mái nhà khang trang, cuộc sống sinh hoạt đầy đủ hơn trước. Nhưng sau mỗi một đồng tiền kiếm được chất chứa bao buồn vui, tủi hờn, thương nhớ. Người con không thể ở bên cha trong ngày tận hiếu, người mẹ phải xa con từ khi còn ẵm ngửa… Họ phải hy sinh một phần tình cảm của mình, lẳng lặng gạt những giọt nước mắt ở lại miền đất hứa, cũng bởi muốn có một cuộc sống khấm khá hơn.

Chị Phạm Thị Phương (thôn Duyệt Lễ, Minh Tân) đã từng trải qua thời gian vừa lao động tại Đài Loan, vừa nhận tin buồn bất ngờ. Trò chuyện với chúng tôi, chị kể, đi xuất khẩu lao động Đài Loan chưa đến 1 năm, cuộc sống dần đi vào quỹ đạo sau thời gian khó khăn ban đầu thì chị nhận được tin anh trai và cha ruột qua đời.

Đường về nhà xa vạn dặm, tiền làm ra còn chưa đủ trả hết nợ vốn đi, chị đành khắc khoải với những giọt nước mắt nuốt vào trong. Với chị, khổ sở nhất không phải là việc thay ca ngày đêm đến mất ngủ, không phải là tiếp xúc với chất độc hại của linh kiện điện tử, không phải là rào cản về ngôn ngữ,… những điều đó chị có thể gắng sức làm được. Khổ sở nhất là việc chị phải làm hết năng suất mà còn chịu đựng nỗi đau mất mát người thân, biết đó nhưng không thể làm gì, buồn đó nhưng không có ai bên cạnh sẻ chia, tay làm mà hồn ở quê nhà.

Ở một hoàn cảnh khác, chị Nguyễn Thị Hoàn (thôn Duyệt Lễ, Minh Tân) làm ở khu công nghiệp gần nhà với đồng lương ít ỏi, hai vợ chồng chị quyết định đi lao động ở Đài Loan. Thời điểm xuất ngoại, chị mới sinh con được 9 tháng, đành để lại cho ông bà nội chăm sóc. Phải xa con lúc chưa cai sữa là điều làm chị day dứt nhất. Đến nơi xứ người, mỗi lần nhìn thấy trẻ con, nước mắt chị cứ chực trào. Lúc đó, động lực lớn nhất của chị Hoàn là nghĩ đến tương lai đầy đủ cho con. Mỗi ngày đến công ty, chị đều tự nhủ, làm việc và làm việc để đổi lại con mình sẽ được chu cấp, học hành đầy đủ hơn, hy vọng sau này không phải bươn chải giống mẹ.

Tâm sự của chị Phương, chị Hoàn chắc hẳn nằm trong số rất nhiều câu chuyện của các lao động khác.

checkimg('http://congtyxuatkhaulaodongdailoanuytin.com/wp-content/uploads/noi-niem-nho-nha.jpg')

Giọt nước mắt cô đơn nơi xứ người

Cô đơn nơi xứ người là nỗi niềm của nhiều, rất nhiều người Việt lao động ở nước ngoài. Xa quê hương Tổ quốc, không thông thạo ngôn ngữ, văn hóa khác biệt là rào cản đối với hầu hết người Việt Nam ở nước sở tại, nhất là những người đi xuất khẩu lao động. Nhưng trước lạ sau quen, khoảng cách đó sẽ dần được rút ngắn. Điều đáng bàn ở đây là thành kiến mà người Việt Nam phải chịu vì “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến cho sự đơn độc cứ dai dẳng, khó thay đổi.

Đã có 5 năm học tập và làm việc tại Nhật Bản, Hoàng Đàn (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhận xét rằng, những năm sống ở nước Nhật, anh thấy con người họ hiền hậu, mến khách, coi trọng con người là vậy nhưng vẫn có chút dè dặt trước lao động Việt Nam lúc mới sang. Anh kể, những năm đầu đến Nhật Bản, anh từng bắt gặp ánh mắt ái ngại của người bản xứ. Nhiều nơi tại quán ăn, siêu thị dán tấm bảng lưu ý, chỉ dẫn bằng tiếng Việt, lúc đó anh trở nên tự ti, khép mình, cảm giác giống như bị phân biệt vậy, sự cô đơn mang dòng máu Việt cứ thế càng thêm rõ nét. Buồn hơn nữa bởi đó là hệ quả của một bộ phận lao động Việt Nam ý thức kém, người đến sau bị liên lụy tiếng xấu của người đi trước. Theo anh Đàn, đó là sự cô đơn khó vượt qua nhất.

Đành rằng, là dân nhập cư, việc chấp hành luật pháp nước sở tại chính là tự bảo vệ bản thân và hòa nhập tốt hơn, song ngoài kia vẫn còn những thành phần bôi xấu danh dự của người Việt. Việc tạo niềm tin không thể cứ đứng ra giải thích, không thể gây dựng ngày một ngày hai. Sự cô đơn trong xấu hổ mà nguyên nhân chính xuất phát từ chính những người cùng quốc tịch Việt Nam lại còn cay đắng hơn.

Tìm hiểu thêm:dich sang tieng trung tên của bạn là gì?

tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến