Phân loại những loại amidan quá phát

bán tại chichishop
Phân loại những loại amidan quá phát

Giới thiệu về sản phẩm

Khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường cùng với môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống không hợp lý là những nguyên nhân khiến các bệnh về hô hấp, tai mũi họng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan,… dễ có cơ hội tấn công. Đó là lý do dễ hiểu khi tỷ lệ người lớn mắc phải viêm amidan ngày càng cao. Nếu không chữa trị kịp thời, amidan tiến triển ở thể quá phát rất khó chữa. Hãy cùng tìm hiểu các dạng bệnh viêm amidan quá phát dưới đây để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Một số triệu chứng bệnh viêm amidan quá phát

– Giọng nói trầm đục, ồm ồm khó nghe.

– Ăn uống khó khăn, nhai nuốt đau, buồn nôn hoặc nôn, người mệt mỏi.

– Hơi thở có mùi hôi, ho khan hoặc ho về đêm, họng đau rát khó chịu.

– Ngáy to khi ngủ, ngủ không ngon giấc, đôi khi người bệnh có dấu hiệu ngưng thở khi đang ngủ.

Phân loại amidan quá phát ở trẻ em
checkimg('http://forum.ketqua.net/styles/nicesimple/imageset/icon_reimg_zoom_in.png')checkimg('https://4.bp.blogspot.com/-bucFjvHObO4/V8knyyojwBI/AAAAAAAACc4/PWUlA8-HzoMhQha6LG4N26tApVtxEgpOQCLcB/s1600/phan-loai-benh-viem-amidan-hieu-qua.jpeg')
Viêm amidan quá phát A1 (A+): Amidan to, tròn, cuống gọn. Chiều ngang amidan nhỏ hơn hoặc bằng 1/4 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước amidan.

Viêm amidan quá phát A2 (A++): amidan to, tròn, cuống gọn. Chiều ngang amidan nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước amiđan.

Viêm amidan quá phát A3 (A+++): amidan to, tròn, cuống gọn. Chiều ngang amidan nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 khoảng cách giữa chân 2 trụ trước amidan.

Thể xơ chìm: Loại này thường gặp ở người lớn. Biểu hiện: Amidan nhỏ, mặt gồ ghề, lỗ chỗ hoặc chằng chịt xơ trắng biểu hiện bị viêm nhiễm nhiều lần. Màu đỏ sẫm, trụ trước đỏ, trụ sau dầy. Amidan mất vẻ mềm mại bình thường, ấn vào amidan có thể thấy phòi mủ hôi ở các hốc.

Cách chữa viêm amidan quá phát

Khi bị amidan quá phát bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật cắt amidan:

Trước đây thường phẫu thuật dưới gây tê tại chỗ bằng các phương pháp: Sluder và Anse. Ngày nay chủ yếu là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng các phương pháp Anse hoặc trực tiếp bằng dao điện: tránh đau và không chảy máu.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết, tuân theo các chỉ định nghiêm ngặt sau:

Tái diễn nhiều lần: 5-7 lần/năm.

Xảy ra các biến chứng nhiều lần: viêm – áp xe quanh Amidan, viêm tấy – áp xe thành họng, thấp khớp, hạch cổ,…Viêm xoang, viêm khớp,…

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nuốt: nuốt vướng-khó liên tục, chức năng thở: ngủ ngáy, cơn ngừng thở ngắn, gấp

Sau khi cắt amidan, bệnh nhân cần kiêng khem, thực hiện đúng liệu trình và chỉ dẫn của bác sĩ, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp để điều trị Amidan quá phát thực sự có hiệu quả.

Phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng, chữa viêm họng kịp thời, tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng,…để tránh amidan quá phát cũng như các bệnh về họng.

Xem thêm : Đông y chữa amidna hốc mủ

tags
0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến