GHÉ THĂM LÀNG NGHỀ THÊU TAY TRUYỀN THỐNG QUẤT ĐỘNG

bán tại amcorp
GHÉ THĂM LÀNG NGHỀ THÊU TAY TRUYỀN THỐNG QUẤT ĐỘNG

Giới thiệu về sản phẩm

Làng nghề thêu tay truyền thống Quất Động

Nước ta có rất nhiều làng nghề thêu tay truyền thống nổi danh với những sản phẩm đạt độ tinh xảo, kỹ thuật điêu luyện và một trong những làng nghề đáng được nói đến chính là làng nghề thêu tay Quất Động.

checkimg('http://maytheu.amcorp.vn/image/upload/news/2016/3/14/166/166_img1.jpg')

Một tác phẩm thêu của nghệ nhân Quất Động

Có thể nói rằng, Hà Tây là mảnh đất “màu mỡ” để “nuôi dưỡng” biết bao làng nghề truyền thống từ xưa đến nay với hơn 1.160 làng nghề truyền thống và hơn 200 làng nghề được cả nước biết tới bởi những sản phẩm thủ công đậm nét dân tộc. Nói đến Quất Động chúng ta sẽ nghĩ đến ngay những tác phẩm thêu tay với đôi tay tài hoa của nghệ nhân đã khéo léo đi từng đường kim, mũi chỉ chắt lọc những tinh túy nhất của ông cha tổ nghề truyền lại để tạo nên những bức  tranh thêu đầy sinh động, ấn tượng tô đẹp cho cuộc đời.

Theo sổ sách ghi chép đình Ngũ Xã, Quất Động cũng như đền Tú Thị, Hà Nội thì tiến sỹ Lê Công Hành tự là Bùi Công Hành chính là ông tổ của nghề thêu Việt Nam. Theo tương truyền vào đời Lê Thái Tông (1423-1442) Lê Công Hành dẫn đầu đoàn sứ đi bộ sang nước Minh, vì muốn thử tài sứ giả nước Nam mà vua Minh cho dựng lầu cao chót vót rồi mời sứ giả nước Nam lên chơi nhưng sao đó họ lại chơi khăm bằng cách rút thang xuống và lệnh trong thời gian 1 tháng nếu Lê Công Hành không xuống được sẽ bị giam cầm mãi mãi. 

Đây là một gian thờ Phật chẳng có gì ngoài vại nước, tượng Phật và tán lộng che Phật. Một hôm khi đang ngồi thiền niệm Phật, ông thấy rằng có một đàn ong bay lượn quanh tượng Phật, khị lại gần quan sát thì thấy trên cánh tay tượng Phật có vết nứt và con ong đã chui vào vết nứt ấy, thấy lạ ông bẻ một ít nếm thử và thây vị ngọt đậm vì bức tượng được làm từ chè lam. Thức ăn đã được giải quyết, ông lại ngồi quan sát những tán lộng che Phật và nảy ra ý định học cách thêu của người Trung Hoa, ông tháo ra và thêu lại đúng như hoa văn trước đó. Vào ngày cuối cùng của tháng giam hãm Lê Công Hàng, sứ giả của nước Việt bằng sự thông minh tài trí của mình đã có thể xuống được mặt đất nhờ kẹp lọng che để nhảy xuống đất trong sự kinh ngạc và than phục của vua tôi nhà Minh.

 Bên cạnh đó còn có nhiều giai thoại về Lê Công Hành nhưng tất cả đều cho thấy sự tài ba, trí thông minh, khéo léo của ông cha ta xưa kia. Và ông đã đem những gì mà mình học được trong cách thêu lọng về chỉ dạy dân chúng quê hương gồm 5 xã Quất Động, Tam Xá, Vũ Lăng, Hướng Dương và Hương Giai. Để ghi nhớ công lao của ông thôn dân 5 xã đã xây dựng đền thờ tại thôn Hướng Xá gọi là đền Ngũ Xã và lấy ngày ông mất 12 tháng 6 âm lịch hàng năm để giỗ tổ nghề thêu.

Nghề thêu tay truyền thống tại Quất Động là nghề chính yếu của mọi người trong thôn sau nghề nông. Dường như việc thêu thùa đã ăn sâu thấm nhuần vào máu của người dân Quất Động, những lúc nghỉ ngơi hay khi nông nhàn đều ngồi bên khung thêu, có lẽ vì thế mà lòng yêu nghề đã truyền từ bao đời nay và ngày càng được phát triển. Ngoài các hộ kinh doanh thì nay Quất Động qui tụ nhiều xưởng hay HTX thêu với chừng 200-500 thợ thêu đến những xưởng nhỏ với 15-30 thợ thêu, một con số khá đáng kể, không chỉ giúp tạo công ăn việc làm mà còn giữ được cái nghề của cha ông.

Sản phẩm được làm theo đơn đặt hàng hay sự sáng tạo của các nghệ nhân thêu nơi đây. Mỗi sản phẩm được bày bán ra với giá cả phải chăng từ 150 ngàn đồng cho những sản phẩm kích cỡ nhỏ đến gần 2 triệu đồng cho những sản phẩm có kích cỡ lớn hơn. Không chỉ người dân trong khu vực lân cận mà nhiều thị trường như Nhật,Hàn, Thái hay Pháp, Mỹ…đều biết tới sản phẩm thêu của Quất Động. Bên cạnh đó những thợ thêu lành nghề còn mang tinh hoa thêu của làng mở rộng, phát triển và truyền nghề thêu truyền thống ở nhiều nơi khác nhau như Hà Nội.

Chỉ để thêu tranh trước kia được nhuộm từ chất liệu tự nhiên như củ nâu, củ nghệ, lá chàm, vỏ sò…với 5 màu cơ bản là vàng, đỏ, tím, xanh, lục và đến đầu thế kỷ 20 có thêm chỉ trằng từ Pháp hay chỉ màu nhân tạo từ Trung Quốc. Bên cạnh đó thợ thêu Quất Động không ngừng học hỏi để mở mang kiến thức từ cách thêu của các nước bạn như Pháp, Nhật hay Hàn để tạo thêm nhiều mẫu thêu mới lạ đa dạng hơn về sản phẩm.

Có lẽ chính từ lòng yêu nghề, sự bền bỉ, đôi bàn tay khéo léo tài hoa cùng con mắt tinh tường đầy nghệ thuật hay bộ óc tinh tế mà những thợ thêu Quất Động đã thổi hồn vào từng sản phẩm mình làm ra. Nghề thêu cũng lắm gian truân vất vả nhưng nếu ai đã trót yêu thì không dứt nghề ra được và nếu bằng sự cố gắng chân thành, nghề sẽ chẳng bao giờ bạc đãi ai.

 Không chỉ là kế sinh nhai nuôi sống con cháu Quất Động mà nghề thêu trở thành một nét trong văn hóa sinh hoạt của làng xã, trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày. Phải kể đến những người con tiêu biểu đã làm rạng danh Quất Động như cụ Bùi Lê Kính, từng thêu hoàng phục cho vị vua cuối cùng của nước Việt Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu, Phạm Viết Tương với chân dung Bác hay Thái Văn Bôn với chân dung về vị vua Thái Lan

Làng thêu cũng đã trải qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử của nước nhà, có lẽ đó mà sản phẩm thêu của làng đa dạng hơn, nổi tiếng dần hơn. Trong những năm miền Bắc bị chiếm đóng nghề thêu cũng bị mai một dần đến khi Hà Nội được giải phóng, nghề thêu đã được khôi phục lại dần và đến nay đã dần dần đi vào ổn định giúp giải quyết công ăn việc làm cũng như thu nhập của người dân trước tình cảnh máy thêu vi tính đang ngày càng phổ biến hiện nay.

Ngoài những thành công nhất định, chúng ta cũng nên nhìn lại những bề mặt chìm của nghề thêu Quất Động đó chính là thị trường còn quá ít hay nhiều người dùng không biết đến do viêc quảng bá sản phẩm còn kém, nhiều hộ gia đình phải tự tìm nơi tiêu thụ sản phẩm, khách hàng chứ chưa có được sự hỗ trợ từ các tổ chức hay doanh nghiệp. Bởi thế mà nghề nông vẫn là chính yếu, chỉ thêu thùa vào những lúc nông nhàn hay nhận được một lượng đặt hàng lớn hơn nhiều.

Tìm đầu ra cho sản phẩm hay mở rộng thêm thị trường là những điều mà các cơ sở hay hộ thêu tại Quất Động quan tâm. Mong rằng trong tương lai với sự quan tâm từ chính quyền cùng các nhà đầu tư, làng thêu tay Quất Động ngày một phát triển để giữ gìn cái nghề nghiệp truyền thống được cha ông truyền lại.

Nguồn : http://maytheu.amcorp.vn/ads/166/ghe-tham-lang-nghe-theu-tay-truyen-thong-quat-dong.html

Đăng bởi Amcorp

0 bình luận
Gửi bình luận
Bạn chưa đăng nhập !
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để viết bình luận.

Bạn đã quên mật khẩu?

Gởi tin nhắn

Gởi tin nhắn đến